Chân phước Carlo Acutis (2024)

Carlo Acutis được Tuyên chân phước vào ngày 10 tháng 10 năm 2020, trong thánh lễ được cử hành tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô Assisi, do Đức Hồng Y Agostino Vallini. Trong số 3000 người tham dự Thánh lễ Tuyên chân phước của ngài, cũng có các cha mẹ của Tân chân phước, đó là trường hợp thứ ba tương tự như trong lịch sử Giáo hội.

CHÂN PHƯỚC CARLO ACUTIS

(3.5.1991-12.10.2006)

Carlo Acutis, là một thiếu niên người Ý, sinh ngày 3 tháng 5 năm 1991 tại London2 và mất ngày 12 tháng 10 năm 2006 tại Monza vì bệnh ung thư máu. Cậu được biết đến như là “tông đồ mạng” của các phép lạ Thánh Thể và các cuộc hiện ra của Mẹ Maria. Cậu được Giáo hội Công giáo tôn kính là chân phước và mừng lễ vào ngày 12 tháng 101.

Thời thơ ấu

Carlo Acutis sinh ngày 3 tháng 5 năm 1991 tại London2, trong một gia đình tư sản Ý, nguồn gốc ở Lombardie, khá truyền thống (có hai bà nội thuộc giới quý tộc), Công giáo nhưng không thực hành đạo3. Cha mẹ cậu là ông Andrea Acutis và bà Antonia Salzano4, khi đó đang ở Anh, nơi cha cậu làm việc5.

Tháng 9 năm 1991, gia đình Acutis trở lại Ý và định cư tại Milan. Theo lời chứng của mẹ cậu, Carlo Acutis đã sớm thể hiện lòng đạo đức, 4 tuổi rưỡi cậu đã đọc kinh Mân côi hàng ngày, và xin vào tất cả các nhà thờ để “chào Chúa Kitô”.

Cậu có lòng sùng kính đặc biệt đối với Bí tích Thánh Thể và Đức Trinh Nữ Maria, người mà cậu coi là “người phụ nữ duy nhất trong cuộc đời của cậu”. Ngay từ khi còn rất trẻ, cậu đã khao khát xin được rước lễ. Trước sự nài nỉ của cậu, cha mẹ cậu đã hỏi ý kiến giám mục Pasquale Macchi, cựu thư ký của Đức Phaolô VI. Ghi nhận sự trưởng thành thiêng liêng của cậu bé, vị giám mục đã cho phép cậu rước lễ lần đầu khi mới 7 tuổi. Buổi lễ diễn ra tại tu viện của các Thày dòng thánh Ambrosio Perego vào ngày 16 tháng 6 năm 1998. Từ đó trở đi và cho đến khi qua đời, cậu đều tham dự thánh lễ mỗi ngày. Cậu lần chuỗi hàng ngày và xưng tội một tuần một lần6.

Thời niên thiếu

Cuộc sống của cậu bình thường, cũng có bạn bè, thích bóng đá và yêu động vật. Tuy nhiên, Cậu rất quan tâm đến thế giới công nghệ thông tin (CNTT). Cậu biên tập phim, tạo các trang web (đặc biệt là cho giáo xứ và trường trung học của cậu) và phục vụ trẻ em, người già và người nghèo nhất, những người ít được thế giới này quan tâm đến5.

Tác phẩm quan trọng nhất của cậu là một cuộc triển lãm vừa được lưu hành vừa có sẵn trên danh sách Internet7, giải thích các phép lạ Thánh Thể đã diễn ra trên khắp thế giới2,8.

Về học tập, cậu theo học tại trường Marcellines ở Milan9, sau đó là Học viện Đức Leo XIII, Milan (xem các cựu học sinh thuộc giới quí tộc), một trường trung học do các Thày Dòng Tên điều hành. Cậu được các giáo sư chú ý đến vì kết quả học tập tốt và được các bạn cùng lớp đánh giá cao vì tính hài hước, sự rộng lượng và lòng tốt đối với mọi người10. Trong khi thi hành nhiệm vụ tuyên úy của trường trung học, Carlo có một ảnh hưởng rõ ràng thông qua tấm gương sống của mình. Đặc biệt, cậu chuyển tải Bí tích Thánh Thể, mà đối với cậu có tầm quan trọng: “Đó là con đường dẫn tới thiên đàng”5.

Cậu dành thời gian rảnh rỗi để thăm viếng những người già và dành dụm tiền để trao tặng cho những người nghèo khó nhất5.

Bệnh tật và qua đời

Đầu tháng 10 năm 200610, người thân của cậu cho rằng cậu đang mắc bệnh cúm nặng; nhưng thực ra, đó là bệnh ung thư máu ở giai đoạn cuối, giai đoạn 3. Cậu phải nhập viện tại bệnh viện San Gerardo ở Monza5. Cậu khiến các nhân viên y tế ngạc nhiên vì sự quan tâm đến người khác và tính hài hước của mình, mặc dù bệnh tình của cậu đang ở giai đoạn cuối5. Cậu qua đời vào sáng sớm ngày 12 tháng 10 năm 2006, ở tuổi mười lăm. Đầu tiên cậu được chôn cất ở Ternengo (Piedmont), sau đó hài cốt của cậu được chuyển đến Assise.

Sự tôn sùng và tôn kính

Tuyên chân phước

Vào ngày 13 tháng 5 năm 2013, án Tuyên chân phước và tuyên thánh cho Carlo Acutis đã được Tổng Giáo phận Milan đưa ra. Vào ngày 24 tháng 11 năm 2016, cuộc điều tra của giáo phận đã được gửi đến Rome để Bộ Tuyên Thánh nghiên cứu.

Sau báo cáo tích cực của các Ủy ban khác nhau, vào ngày 5 tháng 7 năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận những nhân đức anh hùng của Carlo Acutis, phong cho ngài tước hiệu đáng kính11. Vào tháng 3 năm 2019, Đức Thánh Cha đã đặt ngài làm gương mẫu trong tông huấn ‘Christus vivit’, vì ngài “có khả năng sử dụng các kỹ thuật truyền thông mới, để truyền tải Tin Mừng, truyền đạt những giá trị và vẻ đẹp12”.

Công nhận thi thể

Vào ngày 23 tháng 6 năm 2018, diễn ra sự công nhận thi thể của Carlo Acutis theo giáo luật. Theo lời của Nicola Gori, Cáo thỉnh viên nguyên nhân, cho biết thi thể của ngài được tìm thấy nguyên vẹn (intatto) sau khi mở quan tài13. Intatto không có nghĩa là nguyên vẹn mà là hoàn toàn nguyên vẹn, nghĩa là tất cả các cơ quan của thi thể vẫn y nguyên, như Đức Giám mục của giáo phận Assisi đã nói rõ điều đó, vào tháng 9 năm 2020 sau một cuộc tranh cãi về cách hiểu ngôn ngữ cụ thể của thủ tục giáo luật14.

Vào ngày 6 tháng 4 năm 2019, hài cốt của Carlo Acutis đã được chuyển đến nhà thờ Santa Maria Maggiore ở Assisi. Vào năm 2016, nhà thờ này đã trở thành Đền Thánh của miền Spogliazione15,16.

Vào ngày 1 tháng 10 năm 2020, ngôi mộ của Carlo Acutis được mở, để trưng bày hài cốt của ngài cho các tín hữu tôn kính, như trong khung cảnh của sự kiện Tuyên chân phước cho ngài15.

Công nhận hai phép lạ (Các bài viết chi tiết: Bộ Tuyên Thánh và Danh sách của những sự tuyên chân phước do Đức Phanxicô công bố).

Vào tháng 7 năm 2018, một cuộc điều tra theo Giáo luật bắt đầu về trường hợp chữa lành mà y khoa không thể giải thích, được gán cho là nhờ sự chuyển cầu của Carlo Acutis. Đó là trường hợp một đứa trẻ người Brazil bị biến dạng nghiêm trọng về tuyến tụy.

Vào năm 2010, sau khi những người thân yêu của cậu cầu nguyện cùng Carlo, tuyến tụy đã tự trở lại bình thường mà không cần phẫu thuật nữa, điều này có thể khiến cậu bé chết17. Các chuyên gia y tế kết luận rằng không có lời giải thích khoa học nào, do đó, hồ sơ đã được trình lên Tòa thánh.

Vào ngày 21 tháng 2 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận rằng phép lạ được gán cho Carlo là xác thực và đã ký sắc lệnh Tuyên chân phước cho ngài. Carlo Acutis được Tuyên chân phước, ngày 10 tháng 10 năm 2020.

Carlo Acutis được Tuyên chân phước vào ngày 10 tháng 10 năm 2020, trong thánh lễ được cử hành tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô Assisi, do Đức Hồng Y Agostino Vallini18,19. Trong số 3000 người tham dự Thánh lễ Tuyên chân phước của ngài, cũng có các cha mẹ của Tân chân phước, đó là trường hợp thứ ba tương tự như trong lịch sử Giáo hội20.

Ngày 23 tháng 5 năm 2024, phép lạ thứ hai đã được Vatican21 chính thức công nhận và được Bộ Tuyên Thánh công bố22. Phép lạ này liên quan đến việc chữa lành một thiếu nữ trẻ người Costa Rica bị chấn thương đầu rất nghiêm trọng, do bị ngã khi chạy xe đạp ở Florence, vào năm 202223.

Nơi Chốn và sự kính viếng thi thể

Cuộc trưng bày tạm thời thi thể của ngài đã thu hút rất đông người tham dự trong lễ Tuyên chân phước cho ngài, ở ngày 10 tháng 10 năm 2020. Kể từ bây giờ, ngôi mộ bằng kính của Chân phước Carlo Acutis được trưng bày hàng ngày trong năm, kể từ ngày 1 tháng 6 năm 202224. Nó được trưng bày ở Assisi, nơi hành hương, trong nguyện đường thánh nữ Santa Maria Maggiore25,26.

Sự Tuyên thánh

Vào ngày 23 tháng 5 năm 2024, một sắc lệnh (bằng tiếng Ý) của Đức Phanxicô đã phê chuẩn việc triệu tập Công nghị nhằm tập trung vào việc Tuyên thánh cho các Chân phước Joseph Allamano, Marie-Léonie Paradis, Hélène Guerra và Carlo Acutis. Do sự nhìn nhận một phép lạ được gán cho là nhờ sự chuyển cầu của Chân phước Carlo Acutis, nên đã mở đường cho việc Tuyên thánh này. Ngày Tuyên thánh cho ngài sẽ được công bố vào ngày 1 tháng 7 năm 202427,28.

Nhưng cuối cùng, ngày 1 tháng 7 năm 2024, ngày Tuyên thánh cho chân phước Carlo Acutis đã không được thông báo trong công nghị. Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết, nó diễn ra sau ngày 20 tháng 10 và do đó có thể là vào năm 2025, Năm Đại Thánh29.

(Cf. https://fr.m.wikipedia.org/wiki/Carlo_Acutis)

Chuyển ngữ: Fr. M. Bảo Tịnh

_________________________

Các trích dẫn

1. «Carlo Acutis, mort à 15 ans, va être béatifié»,Cath.ch,‎22 février 2020

2. Théophane Leroux, «Carlo Acutis, le premier saint 2.0?»,Famille chrétienne,no2180,‎ 26 octobre au1ernovembre 2019,p.26-27.

3. «Pas moi, mais Dieu.»,9 octobre 2020.

4. «Mère du Bienheureux Carlo Acutis: Antonia Salzano[archiveChân phước Carlo Acutis (1)[PDF]

5. «Beato Carlo Acutis», surSantiebeati.it(consulté le1erseptembre 2023)

6.(en)CNA, «Italy moved by teen who offers life for the Church and the Pope», surCatholic News Agency(consulté le1erseptembre 2023)

7. «Les miracles eucharistiques dans le monde», surhttp://www.miracolieucaristici.org/index.html

8. «Un miracle attribué à l’intercession du vénérable Carlo Acutis», surAleteia,15 novembre 2019(consulté le1erseptembre 2023)

9. Aperçu historique de la Congrégation des Sœurs de Sainte Marcelline (consulté le 25 mai 2024).

10. «Même les ados sont appelés à être saints. La preuve!», surAleteia,24 avril 2018(consulté le1erseptembre 2023)

11.(it)«Papa Francesco: sarà venerabile Carlo Acutis, il giovane che evangelizzava attraverso Internet», surAgenSIR - Servizio Informazione Religiosa,5 juillet 2018(consulté le9 avril 2019).

12.«Exhortation apostolique post-synodale.Christus Vivit. Du Saint-Père François aux jeunes et à tout le peuple de Dieu», survatican.va, chapitre 3, paragraphes 104-106.

13.(it)«E’ ufficiale: il corpo di Carlo Acutis è stato trovato incorrotto»(consulté le9 avril 2019).

14. «Pour la première fois, le corps de Carlo Acutis présenté au monde entier», surfr.aleteia.org,2 octobre 2020.

15. (it)«Home page |»(consulté le1erseptembre 2023)

16. «Le corps de Carlo Acutis, le «geek de Jésus», transféré à Assise», surAleteia,9 avril 2019(consulté le1erseptembre 2023)

17.(it)Gigliola Alfaro, «Carlo Acutis futuro beato. La mamma: “Ha aiutato tante anime ad avvicinarsi a Dio”»,SIR Agencia d'Informazione,‎22 février 2020(consulté le2 mars 2020).

18. Xavier Le Normand, «Le « geek » de Dieu sera béatifié en octobre», surLa Croix,14 juin 2020(consulté le15 juin 2020)

19. Carlo Acutis - Serviteur de Dieu. Les jeunes, la foi et le discernement vocationnel.

20. «Béatification de Carlo Acutis»Chân phước Carlo Acutis (2)[vidéo], suryoutube.com

21. (it)«Promulgazione Decreti 23 maggio 2024»(consulté le23 mai 2024)

22. «Carlo Acutis, le “geek de Dieu”, va être canonisé», surktotv.com, 23 mai 2024.

23. Mayeul Aldebert, ««Saint patron du web», Carlo Acutis va être canonisé après la reconnaissance par le Vatican d’un second miracle», surlefigaro.fr, 23 mai 2024.

24. «Pour la première fois dans l’histoire, vous verrez un homme béni vêtu d’un jean, de baskets et d’un sweat-shirt», s’est réjouiMgrDomenico Sorrentino(en).

25. Le corps de Carlo Acutis désormais exposé en permanence.

26. Carlo Acutis, l’alter Christusdu 21e siècle - Pour le père Will Conquer, prêtre missionnaire et auteur d’une biographie sur le «Geek de Dieu», le miracle attribué à Carlo Acutis envoie un message clair au monde: que toute vie est un miracle.

27. «Carlo Acutis canonisé», sureglise.catholique.fr(consulté le2 juillet 2024).

28. «Le jeune Italien Carlo Acutis va être canonisé»,Vatican News,‎23 mai 2024(consulté le2 juillet 2024).

29.«Carlo Acutis pourrait finalement être canonisé en 2025»,Aleteia,‎1erjuillet 2024( consulté le2 juillet 2024).

CÁC PHÉP LẠ THÁNH THỂ (micracles eucharistique)

Phép lạ Thánh Thể trong truyền thống Công giáo, phép lạ Thánh Thể là một hiện tượng phi thường (pananormal) liên quan đến Mình Thánh, hoặc trong một số trường hợp hiếm hoi với Máu Thánh Chúa. Những ghi chép lâu đời nhất về các hiện tượng này có niên đại từ đầu thời Trung Cổ, và những ghi chép gần đây nhất là từ thế kỷ XXI.

Giáo hội Công giáo coi các phép lạ và công nhận là “dấu hiệu chắc chắn của sự mặc khải” và là những “cơ sở đáng tin cậy của đức tin”. Tuy nhiên, nó cũng đặt những giới hạn ở quan niệm này bằng cách xác định, ngay cả khi đã chính thức công nhận một số “phép lạ Thánh Thể”, thì những điều này cũng không phải là một phần của “kho tàng đức tin”, và vì thế, đòi hỏi phải có “sự phân định”. Đối với Giáo hội Công giáo, các tín điều liên quan đến Bí tích Thánh Thể là những tín điều về sự biến thể và sự Hiện Diện Thật.

Lịch sử

Văn bản cổ xưa nhất được biết, liên quan đến chủ đề này có niên đại vào khoảng năm 7101. Đó là tường thuật về Phép lạ Thánh Thể ở Roma (một Mình Thánh Chúa đã được biến thành thịt đẫm máu) sau thánh lễ được cử hành bởi Đức Grégoire Cả (540-604)1.

Tuy nhiên, sự phát triển của chủ đề về các phép lạ Thánh Thể được quan sát cách đặc biệt hơn kể từ thế kỷ XIII, liên quan đến việc thực hành sự hiệp thông, việc tôn thờ và chầu Thánh Thể được Giáo hội Công giáo đảm nhận. Giáo hội tìm thấy ở đó một công cụ hộ giáo rất mạnh mẽ2.

Vào thế kỷ XIII, những câu chuyện về phép lạ Thánh Thể đã đem đến những cuộc thảo luận mang tính học thuật về chủ đề của Sự Hiện Diện Thật3. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của các sự kiện đã được báo cáo diễn ra, với sự có mặt của một số nhân chứng, chẳng hạn như phép lạ Douai (một số người được cho là đã nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô trong một Bánh Thánh)4. Thomas Aquinas đưa ra lời giải thích rằng phép lạ Thánh Thể làm thay đổi các “loại”, nhưng bản chất không thay đổi vì nó đã thay đổi trong quá trình biến đổi bản thể5. Ngược lại với ý tưởng phổ biến, từ sự kiện khó khăn để trình bày một số chi tiết xác thực, những câu chuyện về “phép lạ” làm phát triển thêm những câu hỏi về thần học hơn là chỉ đơn giản đưa ra khía cạnh giáo lý6.

Vào thế kỷ XVI, trong cuộc Cải cách Tin Lành, Luther, Calvin và những người theo họ đã mạnh mẽ lên án việc tôn kính thánh tích và các vị thánh như là những việc bày đặt ra của Giáo hội7. Công đồng Trento (1545-1563) nhắc lại rằng chỉ có Giáo hoàng và các Giám mục mới được phép xác thực một phép lạ7.

Ở thế kỷ tiếp theo, nhiều triết gia như: Descartes, Malebranche, Bayle, v.v. đã theo những người Tin Lành tham gia vào việc chỉ trích này7. Vào thế kỷ XVIII, Triết Học Khai Sáng và Voltaire cố gắng để xóa bỏ quan điểm của Giáo hội về tính siêu nhiên và các phép lạ7.

Vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, các mẫu Mình Thánh từ năm phép lạ Thánh Thể (Lancianoở thế kỷ thứ VIIIe, Buenos Aires từ năm 1992-1996, Tixtla từ năm 2006, Sokółka từ năm 20088, và Legnica từ năm 20139) đã được phân tích một cách khoa học và mô tim của con người được xác định trong năm trường hợp này10.

Vị trí của Giáo hội Công giáo

Đối với các nhà thần học Công giáo, các phép lạ Thánh Thể khác với Sự Hiện Diện thật, vì sự Hiện Diện Thật được định nghĩa là sự biến đổi bản thể, hay nói đúng ra, đó không phải là một “phép lạ” mà là một “mầu nhiệm”11. Trong Giáo hội Công giáo, chỉ có Giáo hoàng và các Giám mục mới được phép xác nhận một hiện tượng phi thường là một phép lạ.

Theo Giáo hội Công giáo, các phép lạ Thánh Thể được Giáo hội công nhận là “dấu hiệu mặc khải chắc chắn” và là các “nền tảng cho sự đáng tin của đức tin”12,13, nhưng không thuộc về kho tàng đức tin. Còn việc liên quan đến những mặc khải tư, Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói14:

‘Qua dòng lịch sử đã có những điều được gọi là mặc khải “tư”, một số đã được thẩm quyền Giáo hội công nhận. Tuy nhiên, những mặc khải này, không thuộc về kho tàng đức tin. Vai trò của chúng không phải là “cải thiện” hay “bổ sung” mặc khải tối hậu của Chúa Kitô, nhưng là giúp người ta sống mặc khải một cách trọn vẹn hơn vào một thời điểm nhất định nào đó trong lịch sử. Được hướng dẫn bởi Huấn quyền Giáo hội, các tín hữu nhờ cảm thức đức tin sẽ biết cách phân định, tiếp thu và đón nhận trong các mặc khải này, những gì là lời mời gọi đích thực của Chúa Kitô hoặc các thánh của Người gửi đến Giáo hội. Đức tin Kitô giáo không chấp nhận những “mạc khải” tự cho là vượt cao hơn hoặc sửa đổi mặc khải đã được hoàn tất trong Chúa Kitô’.

Loại mẫu của các phép lạ Thánh Thể

Định nghĩa

Nhiều loại của các sự kiện đã được định phẩm là phép lạ Thánh Thể. Chủ yếu, đó là những Mình Thánh “đẫm máu” hoặc “được bảo tồn” cho khỏi sự huỷ hoại, xúc phạm, tàn phá hoặc hỏa hoạn15. Các sự kiện liên quan đến Máu thánh16, hoặc khuôn mặt Chúa hiện ra hình ảnh trên Mình Thánh đã được truyền phép cũng được tham chiếu đến17, cũng như các việc chữa lành liên quan đến Mình Thánh Chúa18. Những biểu hiện này, được coi là siêu nhiên, đã được mô tả như là những “phép lạ” tôn giáo19.

Người ta thống kê có ít nhất 135 phép lạ Thánh Thể kể từ thế kỷ thứ VIII, đặc biệt là ở Nước Ý, nước Tây Ban Nha và nước Pháp20, nhất là, từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI21. Theo nhà sử học Sbalchiero, con số phép lạ được biết đến chắc chắn ít hơn thực tế vì thiếu các chứng cứ từ thế kỷ thứ IIe đến thế kỷ thứ IX22.

Sự mơ hồ của những diễn xuất kịch bản

Những câu chuyện về các “phép lạ Thánh Thể” này tương ứng với những ý định biện giáo được làm cho vững mạnh ở thời Trung cổ bởi nhiều sự tưởng niệm : của các buổi diễn kịch được biết đến dưới danh xưng các “mầu nhiệm”, chẳng hạn như “mầu nhiệm của Bánh Thánh” đặt trong bối cảnh “phép lạ của Billettes23”.

Tuy nhiên, những chứng cứ từ thế kỷ XVI đôi khi gây khó khăn cho việc phân biệt giữa chính phép lạ, việc diễn xuất hay là việc tưởng nhớ của nó24. Khởi đi từ thế kỷ XVI, việc truyền bá tôn giáo gắn liền với việc tái khẳng định tín điều về sự Hiện Diện Thật bởi Công đồng Trentô, cũng làm cho các khán giả (spectateur) nhầm lẫn giữa việc dàn dựng và sự kiện cụ thể24. Sự khác biệt giữa cái có và cái không, giữa cái xảy ra và cái được thể hiện, giữa thực tại và ảo ảnh, càng chứng tỏ khó nhận biết hơn vì nó thường là những trò lừa đảo ngoan đạo nhằm mục đích thuyết phục đám đông bằng đường lối giả tạo24. Do đó, qui chế của những cách trình bày này, giữa “phép lạ” và “mầu nhiệm”, vẫn còn mâu thuẫn, không rõ ràng24.

Phân tích khoa học

Giả thuyết về nguồn gốc vi khuẩn học

La Serratia marcescens, đôi khi được gọi là ‘Monas prodigiosa’, là một loại vi khuẩn hình thành sắc tố màu đỏ máu (“prodigiosin”) bằng cách phát triển ở nhiệt độ phòng trên thực phẩm có chứa những glucides (carbohydrate)25. Những vi khuẩn này tạo cảm giác như máu đông lại khi chúng hợp lại thành khuẩn lạc26.

Được phát hiện vào năm 1819 ở Ý, vi khuẩn này được cho có thể là có nguồn gốc của “phép lạ của Bolsena” (thế kỷ 13) và các hiện tượng khác trong thời kỳ này. Tuy nhiên, những vết máu (được chia thành huyết tương và huyết thanh) được xác định trên di tích (của thi thể) của Bolsena trong các bức ảnh chụp tia cực tím trong quá trình phục hồi vào đầu năm 2015.

Phân tích khoa học về phép lạ của Lanciano

Những mảnh vụn được lấy ra từ Thánh tích của phép lạ ở Lanciano (thế kỷ thứ VIII, nơi Bánh Thánh đã trở thành Thịt và Rượu Thánh trở thành Máu) là đối tượng của những phân tích khoa học hiện đại trong phòng thí nghiệm do Giáo sư Odoardo Linoli thực hiện vào ngày 18 tháng 11 năm 1970 và ngày 4 tháng 3 năm 197127. Kết quả như sau: đó là thịt (mô cơ tim) và máu, đều có nguồn gốc từ con người và nhóm máu AB27. Giá trị của phân tích sau đó được xác nhận bởi Giáo sư Ruggero Bertelli.

Phân tích khoa học về những phép lạ gần đây

Các Mình Thánh Chúa của những Phép lạ Thánh Thể ở Buenos Aires (1992-1996), Tixtla (Mexico, 2006), Sokółka (Ba Lan, 20088) và Legnica (Ba Lan, 20139) cũng được phân tích một cách khoa học10. Mô tim người “bị tổn thương” (hiện tượng tế bào cơ tim bị phân mảnh, liên quan đến sự đau khổ về thể lý và tinh thần (émotionelle) đến tột độ) được phát hiện ở mỗi Mình Thánh trong số Bốn Mình Thánh Chúa này10. Trong bốn trường hợp này, các mô có đặc điểm của mô sống, mặc dù, chúng đồng thời cũng bị thoái hóa10.

(Cf. https://fr.wikipedia.org/wiki/Miracle_eucharistique)

Chuyển ngữ: Fr. M. Bảo Tịnh

__________________________

Các trích dẫn

  1. BrunoJudic,«À propos de la «messe de saint Grégoire»», dansL'usage du passé entre Antiquité tardive et Haut Moyen Âge: Hommage à Brigitte Beaujard, Presses universitaires de Rennes,coll.«Histoire»,25 février 2015(ISBN978-2-7535-3140-6,) p.77–88
  2. Sbalchiero 2007.
  3. Justice 2012,p.315.
  4. Justice 2012,p.313-315.
  5. Justice 2012,p.315-316.
  6. Justice 2012,p.307-310, 324-325.
  7. Sbalchiero 2019,p.257.
  8. Sbalchiero 2019,p.214.
  9. (en)TomaszKalniuk, «New Sacred Places in Contemporary Poland: Ethnographic Case Study of Two Miracles in Sokółka and Legnica»,Journal of Religion in Europe,vol.14,nos1-2,‎26 juillet 2021,p.55–79(ISSN1874-8929et1874-8910, consulté le19 septembre 2023)
  10. Wierzbicka 2023,p.210-213.
  11. Venard 2009, paragraphe 7.
  12. Sbalchiero 2019.
  13. «Catéchisme de l'Église Catholique - Article 156», surwww.vatican.va(consulté le28 septembre 2023)
  14. Catéchisme de l'Église catholique, par. 65-67
  15. Frijhoff 2011, paragraphe 2.
  16. Venard 2009.
  17. IsabelleBonnot, «Un miracle eucharistique en Anjou au XVIIIe siècle: Le miracle des Ulmes»,Annales de Bretagne et des pays de l'Ouest,vol.90,no1,‎1983,p.7–18( consulté le25 août 2023)
  18. Sbalchiero 2019,p.217.
  19. Frijhoff 2011.
  20. Sbalchiero 2019,p.215.
  21. Koopmans 2010,p.113.
  22. Sbalchiero 2019,p.204.
  23. Koopmans 2010,p.114.
  24. Koopmans 2010,p.112.
  25. Winkle 1983,p.143-149.
  26. (it)AntoniettaPuri, «Tra fede e scienza. Tra Bolsena e Orvieto, il miracolo eucaristico letto attraverso le reliquie» [«Entre foi et science. Entre Bolsena et Orvieto, le miracle eucharistique lu à travers les reliques»],La Loggetta, Associazione culturale "la Logetta",no110«Le prime violette del 1917»,‎printemps 2017,p.63-65 (consulté le14 septembre 2023)
  27. Zahlner 2011,p.232-233.

TUYÊN CHÂN PHƯỚC (Béatification)

Sự Tuyên chân phước là lời tuyên bố, theo sắc lệnh của Giáo hoàng, đó là một người có đức tin Kitô giáo đã thực hành các nhân đức tự nhiên và nhân đức Kitô giáo một cách mẫu mực, hoặc thậm chí là đạt đến mức anh hùng. Hơn nữa, việc công nhận một phép lạ có được nhờ sự chuyển cầu của một người được giả định người đó đang ở trên thiên đàng.

Việc công bố sắc lệnh này được theo sau bởi nghi lễ Tuyên chân phước long trọng. Việc tôn kính công khai người nam hay người nữ được gọi là Chân phước, theo đó được ủy quyền tại địa phương. Phải đợi cho đến khi được Tuyên thánh, thì việc tôn kính mới được mở rộng cho toàn thể Giáo hội.

Theo sự tôn vinh phổ biến, số lượng các Vị chân phước nam nữ không xác định được và gần 3.000 Chân phước nam nữ chính thức, nhưng xin đừng nhầm lẫn với hàng ngàn Vị thánh nam cũng như nữ.

Cho đến thời Đức Benedicto XVI, chính các Giáo hoàng đã cử hành thánh lễ Tuyên chân phước hết sức long trọng, tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Rôma. Từ sự hiếm có của nó, nên việc Tuyên chân phước là một sự kiện có tầm quan trọng lớn. Lễ mừng, có thể kéo dài trong vài ngày, đã thu hút hàng nghìn tín hữu đến Roma.

Lịch sử

Thời kỳ đầu của Giáo Hội, không có người nào được Tuyên chân phước. Chỉ có các vị tử đạo và Các Thánh Hiển Tu (confesseur de la foi) mới được tôn kính như là các thánh từ thế kỷ thứ III. Thủ tục tuyên chân phước dần dần được phát triển vào thời Trung cổ theo tầng lớp: một người được tuyên bố là Chân phước, đó là người được hưởng phúc chiêm ngưỡng trực tiếp Thiên Chúa và ở trong vinh quang nước trời 1. Đấng chân phúc, được chọn do sự tung hô của dân chúng (vox populi), chỉ được tôn kính ở địa phương. Thủ tục Tuyên thánh chỉ được Đức giáo hoàng Roma thực hiện từ thế kỷ XII, tuy nhiên việc Tuyên chân phước vẫn còn quy mô ở địa phương cho đến thế kỷ XIII. Sự việc đó chỉ dừng lại khi Công đồng Trento dành quyền cho Giáo hoàng quyết định ai là người có thể được tôn kính 2.

Trong lòng Giáo hội Công giáo

Mục đích và ý định

Việc Tuyên chân phước và Tuyên thánh, về phía Giáo hội Công giáo, nhằm mục đích cống hiến cho các tín hữu những tấm gương xuất sắc về đời sống Kitô giáo. Do đó, họ thường là các linh mục hoặc nam-nữ tu sĩ.

Việc tôn kính và cầu nguyện được thực hiện hoặc cho phép, tại địa phương nếu đó là việc Tuyên chân phước (hoặc thậm chí trên toàn cầu - trong một số trường hợp - nếu điều đó đã được quyết định). Việc tôn kính sẽ được ấn định trong lịch phụng vụ một ngày kính nhớ, ngày kính nhớ cái chết trần thế (hoặc ‘sự sinh ra ở Thiên đàng”, theo cách diễn đạt cổ điển của sách danh mục các thánh) của người liên quan.

Đối với người Công giáo, không nên nhầm lẫn việc tôn kính các thánh này với việc tưởng nhớ người đã khuất. Nó cũng không phải là việc tôn thờ người chết. Các Chân Phước và Các Thánh tham gia vào chính sự sống của Thiên Chúa trong cõi vĩnh hằng, và họ ở đó cùng với tất cả mọi người, “những người chết trong ân nghĩa và tình bạn với Thiên Chúa, và những người đã được thanh luyện trọn vẹn, sẽ sống với Chúa Kitô luôn mãi. Muôn đời họ sẽ nên giống Thiên Chúa, vì Người thế nào họ sẽ được nhìn thấy Người như vậy, ‘diện đối diện’” (GLCG số 1023). Trong đức tin, một sự hiệp thông thiêng liêng và thần bí được thiết lập với họ; đó là sự hiệp thông của các thánh. Niềm tin vào sự hiệp thông của các thánh và sự sống đời đời là một phần biểu tượng của đức tin. (Xem thêm Bộ Giáo luật năm 1983, các điều 1186-1187 và tiếp theo).

Về nguyên tắc3, Vị chân phước không thể được chọn làm bổn mạng chính thức cho việc cung hiến của một nhà thờ, “đặc quyền” này được dành cho các Vị thánh đã chính thức được Tuyên thánh.

Ngày nay, việc Tuyên chân phước thường là bước đầu tiên, rất cần thiết nhưng chưa đủ, hướng tới việc Tuyên thánh. Bộ Tuyên Thánh chỉ dựa trên các tài liệu trong hồ sơ, được lập vào cuối phiên tòa cấp Giáo phận, và được bào chữa bởi cáo thỉnh viên (postulateur) về vụ án.

Thủ tục

Việc Tuyên chân phước chỉ có kết quả sau một thủ tục lâu dài (hoặc vụ án) kéo dài; nó được khởi xướng bởi vị giám mục nơi người tôi tớ Chúa đã sống phần lớn cuộc đời trưởng thành của ngài, nói chung là nơi ngài qua đời.

Theo điều 9a của Quy tắc về các vụ án Tuyên thánh (Novæ leges pro causis sanctorum), được ban hành ngày 7 tháng 2 năm 1983, các giám mục phải đợi 5 năm sau khi người liên quan qua đời trước khi đưa ra án Tuyên thánh, để cảm xúc không bị ảnh hưởng hay tác dụng đến sự việc.

Tuy nhiên, Đức giáo hoàng có thể thực hiện ngoại lệ quy tắc này. Chính Đức Gioan Phaolô II đã Tuyên chân phước cho Mẹ Têrêsa vào năm 2003, chỉ sáu năm sau khi Mẹ qua đời vào năm 1997. Và người kế nhiệm ngài là Đức Bênêđíctô XVI cũng đã Tuyên chân phước cho ngài (Đức Gioan Phaolô II) được tuyên bố vào Chúa nhật ngày 1 tháng 5 năm 2011, sáu năm, sau khi ngài qua đời.

Bộ Tuyên Thánh đã ban hành vào năm 2007 phiên bản hiện hành của các quy tắc phải tuân theo đối với phiên tòa cấp Giáo phận4.

Giai đoạn Giáo phận là thu thập tất cả các chứng từ và biên soạn tài liệu kéo dài trung bình từ một năm cho đến năm năm. Giám mục giao phó công việc này cho một Ủy ban giáo luật (các nhà sử học, thần học) thực hiện việc nghiên cứu phê phán các văn bản và thu thập các chứng từ. Sự yêu cầu này được hỗ trợ bởi Cáo thỉnh viên (postulateur), ông xem xét các văn bản, ông có thể khi thì đại diện cho chính Giáo phận, khi thì cho một nhóm Tín hữu, khi thì cho một Cộng đoàn tu trì mà người tôi tớ Chúa thuộc về,... Sự yêu cầu này kêu gọi các nhân chứng, có thuận lợi hoặc không thuận lợi.

Nếu kết quả của cuộc điều tra đầu tiên tích cực, giai đoạn của Giáo phận sẽ được giám mục long trọng quyết định. Tất cả các tài liệu và chứng từ thu thập được sẽ chuyển về Rôma và được cáo thỉnh viên trình lên Bộ Tuyên Thánh, nơi hướng dẫn cuối cùng. Nếu Bộ chấp nhận hồ sơ, một tập đoàn gồm các Hồng y và Giám mục sẽ cho ý kiến về tính anh hùng của các nhân đức.

“Sắc luật về tính anh hùng của các nhân đức” làm cho tôi tớ Chúa trở nên đáng kính phải được Đức Giáo Hoàng chấp thuận. Trong trường hợp có quyết định thuận lợi, sắc lệnh được công bố5 và Vị Tân đáng kính có thể là đối tượng được công chúng tôn kính, nghĩa là hình ảnh của vị ấy có thể được trưng bày trong các nhà thờ và nhà nguyện. Tín hữu có thể van xin sự cầu thay nguyện giúp của ngài, nhằm đạt được một phép lạ liên quan đến sự chữa lành thể xác, dù những lời cầu nguyện đó thuộc tập thể hay cá nhân, công khai hoặc thầm kín… Phép lạ này phải được công nhận lần lượt như sau :

° Bởi một Ủy ban y tế, trên cơ sở hồ sơ xác định chắc chắn về bệnh lý đã có từ trước và bản chất không thể giải thích được sự chữa lành trong tình trạng hiện nay của khoa học,

° Bởi một Ủy ban gồm các Nhà thần học chịu trách nhiệm xác minh xem phép lạ đã xảy ra trong hoàn cảnh nào. Và, phép lạ chắc chắn phải xác định được là nhờ sự chuyển cầu của người liên quan.

Một ngoại lệ duy nhất đối với quy tắc chung, đó là không cần phải có phép lạ để Tuyên chân phước cho một vị tử đạo6. Nhưng điều quan trọng là phiên tòa có thể chứng minh được thủ phạm giết Vị tử đạo là do lòng căm thù đức tin (odium fidei), chứ không vì bất kỳ một động cơ nào khác. “Vị tử đạo làm chứng cho Chúa Kitô, (...) ngài làm chứng cho chân lý đức tin và đạo lý Kitô giáo. Ngài chịu chết bởi một hành vi bạo lực’’ (GLCG số 2473).

Sự ban hành

Công bố Tuyên chân phước được thực hiện cách long trọng trong phụng vụ Thánh Thể, sau khi công bố Tin Mừng. Không có một nghi thức phụng vụ cụ thể nào được gắn liền với nó.

Trong triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã muốn minh họa ơn gọi phổ quát nên thánh bằng cách Tuyên chân phước cho mọi người nam-nữ thuộc mọi bậc sống. Cho đến tháng 10 năm 2004, ngài đã Tuyên chân phước cho 1.340 người, nhiều hơn tất cả các cuộc Tuyên chân phước được thực hiện bởi những người Tiền nhiệm, kể từ Giáo hoàng Sixtus V.

Chúng ta nêu ra một số Chân phước

° Các Vị Tử đạo Nhật Bản được Đức Piô IX Tuyên chân phước ngày 7 tháng 7 năm 1867.

° Thày Jacques-Désiré Laval, dòng Chúa Thánh Thần (Spiritan) cũng được Tuyên Chân phước. Mộ của ngài được tìm thấy ở đảo Maurice.

° Các Linh mục bị thảm sát tại tu viện Carmes và trong Nhà thờ Saint-Paul-Saint-Louis vào ngày 2 tháng 9 năm 1792, vụ thảm sát này, đã được Giáo hội Công giáo công bố là Các Chân phước. Trong lịch phụng vụ, mừng lễ vào ngày 2 tháng 9. Ngày lễ này không ghi vào lịch phụng vụ thường niên.

° Vào ngày 17 tháng 10 năm 1926, 191 vị tử đạo của Cách mạng Pháp đã được Tuyên chân phước tại Rôma, trong đó có các linh mục bị tàn sát vào ngày 3 tháng 9 năm 1792 tại chủng viện Saint-Firmin (hay của hiệp hội Bons-Enfants hoặc của Sứ vụ Truyền giáo hoặc các Thày dòng Nazare), sau đó chủng viện này đã trở thành nhà tù (xem các Chân phước Tử đạo tháng 9). Martin Loublier, linh mục của dòng Condé-sur-Sarthe, bị cầm tù ở Saint-Firmin, là một trong 191 vị tử đạo được Đức Giáo Hoàng Piô XI Tuyên chân phước ngày 17 tháng 10 năm 1926.

° 498 vị tử đạo bị bách hại ở Tây Ban Nha được Tuyên chân phước ngày 28 tháng 10 năm 2007 tại Rôma7.

° Antonio Rosmini (1797-1855), linh mục và người sáng lập một dòng. Các tác phẩm của cha bị đưa vào danh sách đen năm 1849; sự việc này đã được tháo bỏ ngay trước khi cha qua đời vào năm 1855; 40 luận văn của cha đã bị Đức Lêo XIII lên án vào năm 1887. Sau việc khám phá lại các công trình này của cha vào cuối thế kỷ 20, cha được Tuyên chân phước vào năm 2007.

° Và còn (theo thứ tự bảng chữ cái: A,B,C…): Hoàng đế Charles I của nước Áo (1887-1922, quá trình Tuyên chân phước cho vợ ông là Hoàng hậu Zita đang được tiến hành); Đức Hồng Y Clemens August von Galen, giám mục của Münster, người nổi tiếng phản đối Chế Độ Quốc Xã đối với chương trình T4 nhằm xóa bỏ những người thiểu năng trí tuệ; Frédéric Ozanam, người sáng lập Tu hội Saint-Vincent-de-Paul; Đức Hồng Y Alfredo Ildefonso Schuster, Tổng Giám mục Milan.

° Carlo Acutis8, một thanh niên người Ý qua đời ở tuổi 16 (ở tiểu sử của Thánh Nhân nói qua đời lúc 15 tuổi; phải chăng có sự lầm lẫn ở đây hay ở tiểu sử ?), người đã được vang danh qua sự cổ vũ Thánh Thể và vận dụng kỹ năng xuất sắc của mình về công nghệ thông tin để phục vụ cho sự cổ vũ này.

(Cf. https://fr.m.wikipedia.org/wiki/Béatification)

Chuyển ngữ: Fr. M. Bảo Tịnh

_____________________

Các trích dẫn

  1. Christian Trottmann,La vision béatifique, des disputes scolastiques à sa définition par Benoît XII, École française de Rome,1995,p.3-7.
  2. Yves Poutet,La sainteté d'après le droit canon et les normes en usage pour les causes de béatification du Concile de Trente à nos jours, Histoire et Sainteté, Presses de l'Université, 1982,p.53-64.
  3. Sauf indult du Saint-Siège: cf. commentaires du canon 1218.
  4. Congrégation des causes des saints
  5. «Béatification et canonisation dans l'Église catholique»,La Croix,‎17 décembre 2009( consulté le13 août 2022).
  6. Henri Schwery,Saints et sainteté. Les saints parmi nous, Éditions Saint-Augustin,2008,p.87-88.
  7. Béatification de 498 martyrs de la persécution religieuse en Espagne
  8. «Bienheureux Carlo Acutis», surnominis.cef.fr(consulté le21 juin 2022)

TUYÊN THÁNH

Tuyên thánh là sự công bố chính thức của Giáo hội Công giáo hoặc Giáo hội Chính thống, đó là công nhận một người là thánh. Giáo hội khẳng định chắc chắn rằng người đó đang ở trên Thiên đường, cầu bầu cùng Thiên Chúa cho con người, từ việc nhận biết những phép lạ giống như phép lạ của Thánh Irene. Mặt khác, qua hành vi Tuyên thánh này, vị thánh được coi là mẫu mực của đời sống Kitô giáo cho các tín hữu.

Trong Giáo hội Công giáo, việc Tuyên thánh dẫn đến việc tôn kính vị thánh trên quy mô toàn cầu, trong khi các Chân phước, chỉ được tôn kính trong phạm vi giáo phận hoặc trong dòng tu nơi ngài sinh sống. Vị thánh thì có tên trong lịch phụng vụ của Giáo hội, ngày này ngài được kính nhớ và kêu cầu trong phụng vụ.

Lịch sử

Tất cả các tín hữu, được mời gọi nên thánh nhờ phép rửa của họ, có thể xứng đáng được tôn kính sau khi qua đời trong thời kỳ đầu của Giáo hội, chẳng hạn như các Vị tử đạo từ thế kỷ thứ IIIe, rồi đến các Thánh Hiển Tu (confesseurs de la foi).

Cho đến thế kỷ thứ X, trong Giáo hội chưa có thu thập thủ tục để công bố một người là thánh. Thông thường, dân chúng loan truyền1 sự thánh thiện; Giám mục địa phương xác nhận điều đó bằng các nghi lễ trọng thể: nâng người được coi là thánh (từ Latin elevatio, có nghĩa là liên quan đến việc trưng bày thi thể của Vị thánh trong quan tài, trong vòng gọng gương. Cũng có thể trưng bày thánh tích của Vị Thánh, thi thể, các bộ phận thi thể hoặc những đồ vật liên quan đến Vị thánh, đây thường là giai đoạn trước khi khám phá ra các thánh tích có trong hòm đựng thánh tích), có thể là chuyển rời thánh tích, cuối cùng chôn hài cốt của ngài dưới bàn thờ, ở một ngôi mộ trong tầng hầm mộ, hoặc từ thế kỷ XIe, thánh tích đặt trong rương hoặc đựng trong hộp được dựng đứng lên2 trong cung thánh nhà thờ3.

Năm 798, đan sĩ Alcuin người Anh, đã viết thư cho Hoàng đế Charlemagne, đề nghị người ta phải cảnh giác với tiếng nói của dân chúng (vox populi) trong quá trình tuyển chọn các ông hoàng, để tránh ảnh hưởng đến cảm xúc công chúng nhất thời hoặc chế tạo ra các vị thánh một cách vô căn cớ, với những lý do gian trá4.

Chính trong tinh thần này mà Tòa Thánh cố gắng ngăn chặn việc Tuyên thánh do tung hô và điều chỉnh thủ tục để không nhầm lẫn “thanh thơm thánh thiện” và sự xác thực nhất thời của dân chúng, từ đó tạo điều kiện cho phán đoán vụ việc cách khách quan. Tuyên bố chính thức đầu tiên của Giáo hội về sự thánh thiện của một người được nói trong Sắc chỉ của Giáo hoàng Gioan XV, gửi cho các Giám mục của Pháp và của Đức vào năm 993, để thông báo cho họ biết giám mục Ulrich của giáo phận Augsbourg đã được coi là Vị thánh. Thuật ngữ Tuyên thánh xuất hiện dưới ngòi bút của Giáo hoàng Benedicto VIII liên quan đến việc Tuyên thánh cho thánh Simeon thành Padolirone.

Trong thế kỷ XII, việc xem xét về các trường hợp Tuyên thánh bởi giáo hoàng đã được phát triển: dưới thời Đức Alexander III (1159-1181), 12 nguyên nhân được đưa ra xem xét, 7 nguyên nhân bị bác bỏ và 5 nguyên nhân đề cấp đến việc cho phép tôn kính một vị thánh. Bằng sắc lệnh ban bố ngày 6 tháng 7 năm 1170, Đức Alexander III đã cố gắng dành quyền này cho mình (đó có thể liên quan với cái chết của Vua Thụy Điển Eric IX, người được tôn kính công khai như Vị thánh, qua đời trong một cuộc ẩu đả đương lúc say rượu, điều này đã khiến Đức Giáo hoàng không chấp thuận5), nhưng vô ích, vì việc này đã gặp sự phản kháng và một vài sự chuyển rời thi hài các thánh vẫn còn xảy ra, bởi các giám mục.

Nếu lần Tuyên thánh đầu tiên của Đức Giáo Hoàng là năm 993, thì thủ tục Giám mục hay tiếng nói của dân chúng (vox populi) vẫn tồn tại cho đến thế kỷ XII6. Năm 1215, Công đồng Lateran IV cấm tôn kính các thánh tích (kể cả thánh tích cổ) nếu không có sự đồng ý của Giáo hoàng7. Thủ tục này được thực hiện vào thế kỷ XIII.

Năm 1234, việc giới thiệu ngắn gọn bản Audivimus (chúng tôi đã nghe) của Giáo hoàng Alexander III trong Bộ giáo lệnh của Đức Grégoire IX, đã thiết lập “quyền dành riêng cho Toà Thánh” trong vấn đề Tuyên thánh. Nếu Đức Grégoire IX có độc quyền tiến hành việc Tuyên thánh và chính thức hóa quá trình Tuyên thánh, thì việc áp dụng có hệ thống của quyền này chỉ được thực hiện cách tiệm tiến1. Do đó, cho đến thế kỷ XVI, sự chấp thuận của Giám mục vẫn có hiệu lực để thiết lập việc tôn kính một vị thánh ở địa phương8.

Án Tuyên thánh lâu đời nhất mà chúng tôi có tài liệu là vụ án của thánh Galgano Guidotti (Thánh Galgano), Vị ẩn sĩ qua đời năm 1181 và về Vị thánh này, sau khi qua đời, người ta phải điều tra 4 năm. Đức tin và những việc làm tốt khi còn sống, cũng như những phép lạ, trước hoặc sau khi chết, đều cần thiết để tuyên bố sự thánh thiện của một người. Thêm vào những yêu cầu đó là danh thơm thánh thiện (được dân chúng ca ngợi loan truyền).

Vào ngày 11 tháng 2 năm 1588, theo tông hiến ‘Immensa aeterni Dei’, Đức Giáo Hoàng Sixtus V đã thành lập Thánh Bộ Nghi Lễ chịu trách nhiệm hướng dẫn án Tuyên thánh. Đức Urban VIII, bằng Hai sắc lệnh năm 1625, công bố vào ngày 5 tháng 7 năm 1634 trong hiến pháp ‘Cælestis Jerusalem’, xác định rõ và chi tiết các tiêu chí cũng như thủ tục Tuyên chân phước và Tuyên thánh.

Sau cuộc phận điều tra của tòa án Giáo Phận, Thánh Bộ Nghi thức xem xét các bài viết, lời nói và hành động của người xin được Tuyên thánh (postulant), điều tra về danh thơm thánh thiện, các nhân đức và các phép lạ của ngài. Tiến trình đầu tiên này, được gọi là tiến trình tông đồ, nếu trở nên thuận lợi, Thánh Bộ trình án lên Đức Giáo Hoàng, người chấp nhận án bằng cách ký một “bản tóm tắt”. Một cuộc tranh tụng không tôn kính được mở ra, rồi theo đó là một cuộc tranh tụng về tính anh hùng thực thi các nhân đức của người này, được Thánh Bộ xem xét lại. Cuối cùng, việc xem xét các phép lạ (ít nhất là hai phép lạ) cho phép mở ra quá trình Tuyên thánh hợp lệ.

Vào thế kỷ XVII, Hiệp hội những người theo chủ nghĩa Bolland đã thực hiện các cuộc điều tra ngược lại về cuộc đời của các vị thánh để phát hiện ra những vị thánh giả do hệ tư tưởng xây dựng, dẫn đến các cuộc tranh tụng ‘huỷ bỏ việc Tuyên thánh’ (décanonisation)9.

Thủ tục rườm rà: Giáo triều Rôma đã bổ sung thêm một phần lịch sử vào năm 1930, dựa theo sự tiến bộ của khoa học. Năm 1939, tiến trình tông đồ đã bị bãi bỏ vì những lý do lịch sử (liên quan đến những người đã chết trong một thời gian lâu dài), một sự đơn giản hóa được mở rộng vào năm 1969 đối với những nguyên nhân gần đây. Cùng năm đó, Thánh Bộ Nghi thức bị giải thể, và Bộ Tuyên thánh được thành lập để thực hiện tiến trình Tuyên thánh. Thủ tục này đã được sửa đổi và đơn giản hóa hơn nữa bởi Đức Gioan Phaolô II (Tông Hiến ‘Divinus Perfectnis Magister’ năm 1983), bằng cách giảm số lượng phép lạ cần thiết và tăng cường chú ý đến sự thánh thiện của cuộc sống, là quyết định cuối cùng cho Giáo hoàng.

Trong số mười ngàn vị thánh trong danh sách chính thức của Giáo hội Công giáo (nhưng không ai biết con số chính xác), gần 300 vị đã được Tuyên thánh theo thủ tục này, phần lớn các vị đã được Tuyên thánh theo sự ca tụng của dân chúng10. Trên 83 vị Giáo hoàng được Tuyên thánh, hầu hết tất cả đều được Tuyên thánh trong thiên niên kỷ đầu tiên của Kitô giáo. Những người được Tuyên thánh gần đây nhất là các Giáo hoàng: Đức Celestine V, Đức Piô V, Đức Piô X, Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolo II vào năm 201411 và Phaolo VI vào năm 2018.

Thủ tục Tuyên thánh của Giáo hội Công giáo

Chúng ta đang nói về các vụ án Tuyên thánh. Vụ án này được tiến hành bởi Thánh Bộ Tuyên Thánh, một trong những Bộ của Toà Thánh Rôma, tọa lạc tại Quảng trường Đức Piô XII ở Roma. Thủ tục hiện nay (2010) được qui chiếu theo Tông Hiến ‘Divinus Perfectis Magister’, được Đức Gioan Phaolô II, ban bố ngày 25 tháng 1 năm 198312, bổ sung bởi ‘Những quy tắc phải tuân theo khi các Giám mục thẩm vấn về án Tuyên thánh’ (Normae servandae in inquisitionibus ab episcopis faciendis in causis sanctorum) do Thánh bộ Tuyên thánh, công bố ngày 7 tháng 2 năm 198313.

Ngày nay, để được công nhận một người là thánh, người đó phải hội đủ nhiều điều kiện. Thủ tục thông thường dựa trên ba tiêu chí : ứng viên, tôi tớ của Thiên Chúa là giáo dân hay tu sĩ, phải chết trong hương thơm thánh thiện; phải có tầm ảnh hưởng thiêng liêng sau khi chết (khái niệm danh thơm thánh thiện, danh thơm thánh thiện (fama sanctitatis) phải ‘hữu xạ tự nhiên hương’, lâu dài, liên tục và phổ biến) với những chứng từ của con người chứng thực sự tử đạo hoặc các nhân đức anh hùng (thực hành anh hùng ba nhân đức đối thần : Đức tin, đức cậy và đức mến và bốn nhân đức cốt yếu : khôn ngoan, công bằng, dũng cảm và tiết độ); phải thực hiện ít nhất là hai phép lạ14.

Ngoài việc Tuyên thánh chính thức này, còn có việc Tuyên thánh theo tỷ lệ (còn gọi là Tuyên thánh tương đương) cho phép Giáo hoàng mở rộng việc tôn kính một chân phước trong Giáo hội hoàn vũ và đưa ngài vào lịch các thánh trong trường hợp không có quy trình Tuyên thánh với những điều kiện cụ thể chính xác15.

Giới thiệu vụ việc

Quá trình Tuyên thánh bắt đầu bằng việc tuyên bố công nhận người quá cố là bậc “đáng kính”. Sau đó, người này được công nhận là xứng đáng và nhận được sự tôn kính của địa phương. Tiếp đến, ngài có thể được Tuyên chân phước, khi đã là chân phước, có thể ngài cũng sẽ được tôn kính phổ quát hơn. Cuối cùng, là Thánh, được tôn kính khắp hoàn vũ.

Mọi người hoặc một nhóm người đã được rửa tội đều có thể xin mở án Tuyên thánh. Đối với công việc này, một Cáo thỉnh viên của vụ án phải được chọn lựa. Người chịu trách nhiệm này có thể là linh mục, tu sĩ hoặc giáo dân, trước tiên điều tra sơ bộ vụ việc, và tiếp đến là đưa vụ việc đó về Rôma. Theo sự hướng dẫn sơ bộ, Cáo thỉnh viên phải gửi đơn thỉnh cầu tới Giám mục Giáo phận, nơi ứng viên xin Tuyên thánh qua đời. Đơn này gồm có tiểu sử của ứng viên, bản sao tất cả công việc của ứng viên, nếu có và danh sách nhân chứng cho những vụ án được gọi là gần đây (tức là những nhân chứng trực tiếp vẫn còn sống).

Nếu đơn thỉnh cầu được chấp nhận thì chính Giám mục hoặc người được ủy quyền sẽ chịu trách nhiệm xem xét hồ sơ. Các quy tắc điều tra cấp Giáo phận này đã được xác định lại vào năm 200716. Ở cuối cuộc điều tra cấp Giáo phận lần thứ hai này (sau cuộc điều tra Tuyên chân phước), nếu Giám mục xét thấy nó có liên quan, ngài sẽ chuyển nguyên nhân cho Bộ Tuyên Thánh, nơi tiến hành cuộc điều tra cuối cùng. Nếu Bộ Tuyên thánh chấp nhận hồ sơ, Bộ sẽ chỉ định một Báo cáo viên (hoặc Người tường trình) chịu trách nhiệm tổng hợp (được gọi là “Positio”) tất cả các tài liệu (tiểu sử, nhân đức và hai phép lạ)17.

Diễn biến vụ án

Trong vụ án, đoàn Hồng y và Giám mục khi đã nghiên cứu vụ án này. Cũng giống như cách trong một vụ án hình sự, bên công tố và bên bào chữa đối nghịch với nhau. Ở vụ án Tuyên thánh, Cáo thỉnh viên cố gắng chứng minh là Chân phước xứng đáng được Tuyên thánh, trong khi Vị Chưởng lý (trước đây có biệt danh là ‘Avocat du diable : luật sư quỉ hay người biện hộ cho phe ma quỉ chống Tuyên thánh) cố gắng biện minh những điều ngược lại.

Ngoài ra, một Ủy ban khoa học có trách nhiệm kiểm tra phép lạ thứ hai. Vào cuối phiên tòa này, các Hồng y và Giám mục trong Thánh Bộ sẽ đưa ra phán quyết của mình sau cuộc bỏ phiếu.

Sự liên quan đến các công việc của Thánh bộ cũng như phán quyết sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng, người sẽ ra quyết định Tuyên thánh hay không trong một công nghị. Tiếp đó việc Tuyên thánh có thể được công bố cho tín hữu.

Nhìn chung, thủ tục kéo dài. Nó có thể mất vài thập kỷ. Một số vị thánh nổi tiếng đôi khi phải đợi hàng thế kỷ mới được Tuyên thánh. Đó là trường hợp của Jean d’Arc, thánh nữ qua đời năm 1431, mãi đến năm 1920 mới được Tuyên thánh. Độ dài của mỗi vụ án luôn là chủ đề được bình luận. Người ta có thể đề cập đến Đức Gioan Phaolô II, và chứng kiến ​​nhiều cuộc Tuyên thánh dưới triều giáo hoàng của ngài, ngài Tuyên thánh nhanh hơn so với những người tiền nhiệm. Tuy nhiên, trong thời Trung Cổ, Giáo hội Công giáo Roma cũng trải qua những đợt Tuyên thánh rất nhanh chóng.

Trong số các kỷ lục được Tuyên thánh đó có : thánh Thomas Becket (trong ba năm), thánh François d’Assisie (trong hai năm), Thánh Pierre de Verona và thánh Anthony de Padua (trong một năm). Trong thời kỳ đương đại, việc Tuyên thánh nhanh nhất là của Đức Gioan Phaolô II, diễn ra 9 năm sau khi ngài qua đời, vào ngày 27 tháng 4 năm 2014. Các cuộc Tuyên thánh nhanh chóng khác là của Mẹ Teresa (19 năm), thánh Josemaria Escriva de Balaguer (27 năm), thánh Thérèse de Lisieux (27 năm) và thánh Padre Pio (33 năm).

Chi phí cho thủ tục, được ngân quỹ Giáo phận tài trợ và sự đóng góp của cộng đồng, ước tính từ 15.000 Euro đến 3 triệu Euro18. Năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố thiết lập lại biểu phí nhằm hạn chế chi phí cho các thủ tục Tuyên chân phước và Tuyên thánh, cũng như làm giảm đi sự không bình đẳng giữa 5.000 giáo phận Công giáo. Kể từ năm 2003, trong số 66 vụ Tuyên thánh được công bố, có 54 người châu Âu, trong đó phần lớn là người Ý, nhưng phương Tây chỉ chiếm 1/4 số tín hữu. Do đó, sự thiết lập mới này sẽ cho phép các giáo phận ở các nước nghèo cũng có thể đề xuất các ứng viên xin được Tuyên thánh19.

Nghi thức Tuyên thánh

Nghi thức Tuyên thánh long trọng diễn ra ngay nghi thức đầu lễ của thánh lễ Tuyên thánh. Hồng y Bộ trưởng Bộ Tuyên Thánh, cùng Vị cáo thỉnh viên về án Tuyên thánh cho Vị chân phước, tiến tới và cầu xin với Đức Giáo hoàng, ba lần bằng tiếng Latinh20, tiến hành việc Tuyên thánh. Sau đó Đức Giáo Hoàng kết thúc bằng một công thức, tuyên bố người được Tuyên thánh21. Sau nghi thức này, Thánh lễ thông thường theo lịch phụng vụ Rôma bắt đầu.

Việc Tuyên thánh tương đương

Tuyên thánh tương đương là việc Tuyên thánh được quyết định bởi một sắc lệnh đơn giản của Đức Giáo Hoàng mà không cần phải công nhận phép lạ. Hình thức Tuyên thánh này, do Đức Bênêđíctô XIV soạn thảo, ở thế kỷ XVIIIe, đòi hỏi phải có ba yếu tố:

  • có được một sự tôn kính lâu đời gắn liền với người được Tuyên thánh,
  • sự chứng thực liên tục và phổ biến các nhân đức hoặc sự tử đạo của người đó bởi các sử gia đáng tin cậy
  • và danh thơm tiếng tốt không ngừng làm những việc phi thường22.

Khi những điều kiện này được đáp ứng, Đức Giáo Hoàng có thể, theo thẩm quyền của mình, bằng một Sắc lệnh công khai, không cần tống tụng, cũng không cần nghi lễ Tuyên thánh, nhưng ngài có thể tiến hành việc Tuyên thánh tương đương, nghĩa là, mở rộng việc tôn kính theo phụng vụ đến Giáo hội hoàn vũ tuyên dương Đấng chân phước.

Công dụng của việc Tuyên thánh tương đương

Việc Tuyên thánh tương đương trên thực tế đã tồn tại trước triều đại Đức Benedicto XIV. Chính ngài đã hệ thống hóa và đưa vào trong tác phẩm ‘‘De servorum Dei beatificatione et beatorum canonizatione: Về việc Tuyên chân phước cho các tôi tớ Chúa và Tuyên thánh cho Các chân phước’’, một danh sách 12 vị thánh được Tuyên thánh trước triều đại Giáo hoàng của ngài, theo những tiêu chí như vậy.

Đây là 12 vị thánh:

  • thánh Romuald nước Ravenna được phong thánh năm 1595,
  • thánh Norbert nước Xanten năm 1582,
  • thánh Bruno người dòng Chartreux năm 1623,
  • thánh Pierre Nolasque năm 1655,
  • thánh Raymond Nonnat năm 1681,
  • thánh Stephen nước Hungary năm 1686,
  • thánh Marguerite nước Scotland năm 1691,
  • thánh Jean de Matha và Félix de Valois năm 1694,
  • thánh Grégoire VII năm 1728,
  • thánh Wenceslas nước Bohemia năm 1729
  • và Gertrude de Helfta năm 1738.

Kể từ Đức Benedicto XIV, luật này được áp dùng một số lần để Tuyên thánh cho các vị thánh, như:

  • thánh Pierre Damien, Boniface năm 1828,
  • thánh Cyrille et Méthode năm 1880,
  • các thánh : Cyrille d'Alexandrie, Cyrille de Jérusalem, Justin de Naplouse, Augustin de Cantorbéry năm 1882,
  • thánh Jean Damascène, Sylvestre Guzzolini năm 1890,
  • thánh Bède le vénérable năm 1899,
  • thánh Ephrem le Syrien năm 1920,
  • thánh Albert le Grand năm 1931,
  • thánh nữ Marguerite de Hongrie năm 1943
  • thánh Jean d'Avila, thánh Nicolas Tavelic và Ba người bạn tử đạo của ngài năm 1970.

Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolo II sử dụng sự Tuyên thánh này có một lần vào năm 1995, để Tuyên thánh cho thánh Étienne Pongrácz và các bạn của ngài là thánh Marc de Križevci et thánh Melchior Grodziecki.

Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI cũng đã sử dụng việc Tuyên thánh này một lần vào năm 2012, để Tuyên thánh cho thánh Hildegarde de Bingen, và được công bố là Thánh ngày 10 tháng 5 năm 2012.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sử dụng khá thường xuyên, khi Tuyên thánh cho các vị thánh:

  • thánh Angèle de Foligno vào ngày 9 tháng 10 năm 2013,
  • thánh Pierre Favre vào ngày 17 tháng 12,
  • thánh José de Anchieta, Nữ tu Marie Guyart,
  • thánh Giám Mục François de Montmorency-Laval vào ngày 2 tháng 4 năm 2014,
  • và thánh Tổng Giám mục Bartolomeu Fernandes

(Cf. https://fr.m.wikipedia.org/w/index.php?title=Canonisation)

Chuyển ngữ: Fr. M. Bảo Tịnh

___________________________

Các trích dẫn

  1. Pierre Delooz, «Pour une étude sociologique de la sainteté canonisée dans l'Église catholique»,Archives des sciences sociales des religions,vol.13,no13,‎1962,p.19
  2. Le plus souvent englobés dans l'autel du chœur ou exposés dessus, ils peuvent être aussi placés dans une chapelle.
  3. Edina Bozóky,La politique des reliques de Constantin à Saint Louis: protection collective et légitimation du pouvoir, Editions Beauchesne,2007,p.233
  4. Michel Poizat,Vox populi, vox Dei. Voix et pouvoir, Éditions Métailié,2001,p.238
  5. A. Jönsson,St. Eric of Sweden - the Drunken Saint?,Analecta Bollandiana, vol. 109,nos3-4, p. 331-346(ISSN0003-2468)
  6. Giorgio Bouchard,Christianisme, Liana Levi,2001,p.129
  7. Canon 64
  8. André Vauchez,La sainteté en Occident aux derniers siècles du Moyen Age, École française de Rome,1988,p.29
  9. Jean Baptiste Carnandet, Justin Louis Pierre Fèvre,Les Bollandistes et l'hagiographie ancienne et moderne. Études sur la collection des Actes des saints, précédées de considérations générales sur la vie des saints et d'un traité sur la canonisation, L. Gauthier,1866, 570p.
  10. (en)Rosemary Guiley,The Encyclopedia of Saints, Infobase Publishing,2001,p.10
  11. (en)Christopher M. Bellitto,101 Questions & Answers on Popes and the Papacy, Paulist Press,2008,p.149 et 173
  12. Jean-paul II Constitutions Apostoliques[archive], ,Divinus perfectionis Magisteren français
  13. (la)Normes disponibles sur le site la Congrégation en latin, anglais, italien, portugais et en français

14(en)Kenneth L. Woodward,Making Saints, Simon and Schuster,1996,p.223-227

15.(en)Lancelot Capel Sheppard,The Saints who never were, Pflaum Press,1969,p.10

16.Congregatio de causis sanctorum[archive]

17.Michel Dubost et Stanislas Lalanne,Théo. Les saints, Fleurus,2011,p.10-15

  1. Thierry Fiorilli, «Jean-Paul II et Jean XXIII bientôt canonisés[archive]», surLe Vif/L'Express,26 avril 2014
  2. Thomas Féat, «Le pape instaure la sainteté low-cost[archive]», surLe Figaro,16 janvier 2014
  3. Contre une fois lors du rituel de béatification, pour marquer la solennité de la démarche.
  4. (it)«Il rito della Canonizzazione[archive]», surcattoliciromani.com,avril 2006
  5. Journal du Vatican / En quelques mois six nouveaux saints canonisés en dehors des règles[archive],Sandro Magister, 19 mars 2014
Chân phước Carlo Acutis (2024)

References

Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Msgr. Refugio Daniel

Last Updated:

Views: 5924

Rating: 4.3 / 5 (54 voted)

Reviews: 85% of readers found this page helpful

Author information

Name: Msgr. Refugio Daniel

Birthday: 1999-09-15

Address: 8416 Beatty Center, Derekfort, VA 72092-0500

Phone: +6838967160603

Job: Mining Executive

Hobby: Woodworking, Knitting, Fishing, Coffee roasting, Kayaking, Horseback riding, Kite flying

Introduction: My name is Msgr. Refugio Daniel, I am a fine, precious, encouraging, calm, glamorous, vivacious, friendly person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.